Bình Phước – Vùng đất ‘ngọa hổ tàng long’

Là địa phương duy nhất trên cả nước sở hữu địa thế “tam long hội tụ”, Bình Phước đang có nhiều lợi thế và tiềm lực để phát triển kinh tế rực rỡ. Nhất là khi mới đây, Thủ tướng Chính phủ thông đã thông qua Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24-11-2023 và điều chỉnh tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 24-10-2024 về việc quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Bình Phước sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng Đông Nam Bộ. 

Trung tâm huyện Bù Đốp (Bình Phước) nhìn từ trên cao, đang trên đà phát triển vững mạnh

Bình Phước – Địa thế vững vàng, sẵn sàng cất cánh

Phía Đông giáp Đắk Nông và tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp Tây Ninh và tỉnh Tbong Khmum (Campuchia), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, phía Bắc giáp Mondulkiri và Kratié (Campuchia), Bình Phước có vị trí địa lý rất đặc biệt và là tỉnh có diện tích lớn nhất nhất nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Bình Phước là địa phương có hệ sinh thái đa dạng vào bậc nhất trong vùng. Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây cũng rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển kinh tế với đất đỏ bazan màu mỡ cùng địa hình đồi núi, sông suối, ao hồ hội tụ. Đáng chú ý, vào tháng 1/2020, một du khách ngoại quốc đã bật thốt lên vì bất ngờ khi tình cờ chụp được bức ảnh về Bình Phước từ trên cao. Chủ nhân bức ảnh cho biết “Vietnam’s river system looks like a dragon, photo taken from an airplane” (Tạm dịch: Hệ thống sông ngòi Việt Nam giống con rồng, ảnh chụp từ máy bay). Thông tin này ngay lập tức được kiểm chứng và xác thực, mang đến nhiều thú vị. Bởi thực tế, lưu vực các dòng chảy của Sông Bé (Bình Phước) chảy về hồ Cần Đơn nhìn từ trên cao tạo thế uốn lượn kỳ vĩ như hình ảnh “tam long hội tụ”, điều vô cùng hiếm gặp.

Không chỉ vậy, Bình Phước còn sở hữu Vườn Quốc gia Cát Tiên cùng cụm danh thắng Núi Bà Rá –Thác Mơ nổi tiếng. Đây được xem là những viên ngọc quý mà thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho người Bình Phước.

Là một vùng đất trẻ trải qua nhiều lần tách – nhập về hành chính trước khi chính thức tái lập và đi vào hoạt động ổn định từ ngày 01/01/1997 nhưng Bình Phước có sự vươn mình, phát triển thuận lợi và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Để đạt được điều đó, ngoài tầm nhìn, chiếc lược của Nhà nước và các nhà quản lý còn có sự góp phần của những lợi thế vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thiên nhiên ưu đãi mà khong phải nơi nào cũng có được. Đó là sự đa dạng địa hình bao gồm cả cao nguyên, đồi núi và đồng bằng. Đó còn là sự tọa lạc trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách không xa trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là TPHCM (chỉ hơn 120km) và là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Hơn thế nữa, Bình Phước còn có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, hồ tiêu hoặc cà phê.

Đánh thức “tàng long”, khai thông “mãnh hổ”

Thật không ngoa khi nói Bình Phước là nơi hội đủ nhiều lợi thế và tiềm lực để đầu tư, khai phá và đánh thức sức mạnh của “hổ đang nằm, rồng ẩn náu”. Bởi ngoài các ưu đãi về thiên nhiên, vị trí địa lý, chiến lược, Bình Phước còn là nơi gắn với nhiều dấu mốc lịch sử chói lọi cùng các địa danh nổi tiếng được người dân cả nước quan tâm như: Sóc Bom Bo, căn cứ Tà Thiết, Phú Riềng Đỏ, tượng đài Chiến thắng Phước Long, Đồng Xoài, Điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh 1973, Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô,… Các địa điểm, di tích này sẽ là một phần điểm nhấn quan trọng trong việc xây dựng và phát triển về du lịch, đặc biệt là các tour, tuyến về nguồn ý nghĩa. Chưa kể, Bình Phước còn nổi tiếng với bạt ngàn rừng cao su chuyển màu khi vào mùa thay lá (khoảng tháng 12 đến tháng 2), mùa hoa cà phê nở trắng (khoảng tháng 3) và những vườn điều rực rỡ sắc màu xanh, đỏ, vàng,…

Hiện nay, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Núi Bà Rá, Rừng cao su thay lá, Sóc Bom Bo, Căn cứ Tà Thiết, Lâm viên Mỹ Lệ, Trảng cỏ Bù Lạch, Hồ thủy điện Cần Đơn, Thác Voi, Thác Đắk Mai,… đã chính thức trở thành những điểm đến trên bản đồ du lịch của du khách trong và ngoài nước.

Cần Đơn là công trình thủy điện thứ hai trên dòng sông Bé đi qua địa bàn tỉnh Bình Phước cung cấp lượng điện năng mỗi năm hơn 321 triệu KWh

Trước những lợi thế rất lớn và tiềm năng phát triển kinh tế vững vàng trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, rực rỡ trong tương lai, Bình Phước đã và đang lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Điều này là một tín hiệu vui hứa hẹn một kỷ nguyên mới vươn mình của Bình Phước trong tương lai không xa, nhất là khi quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, Bình Phước sẽ là bệ đỡ kết nối liên vùng hoàn hảo trong thời gian tới bởi nằm ở vị trí kết nối giao thông giữa các tỉnh Tây Nguyên với vùng miền Đông Nam Bộ và giữa vùng miền Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và các nước như Lào, Myanmar, Thái Lan nằm trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây. Khi dự án cao tốc Bắc – Nam hình thành, Bình Phước sẽ là một đầu mối quan trọng thúc đẩy kinh tế vùng phát triển. Hơn thế nữa, Bình Phước còn có lợi thế đón đầu các dòng nguyên liệu nông – lâm – khoáng sản của các tỉnh lân cận và thuận lợi trong việc nhập nguyên vật liệu phục vụ cho việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tương lai.

Một chuyên gia kinh tế tại TPHCM nhận định, với vị trí đẹp và thuận lợi, hệ thống giao thông liên kết đang được đầu tư quy hoạch phát triển, cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành nằm trên trục cao tốc Bắc – Nam vừa được khởi công vào giữa tháng 12/2024, Bình Phước như “hổ thêm lông, rồng thêm cánh”. Điều này sẽ sớm trở thành hiện thực hơn nữa khi mới đây có thông tin địa phương đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để dự kiến khởi công cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành vào tháng 9/2025. Khi dự án kết nối Vành đai 4, Vành đai 3 dẫn đến đường Vành đai 2 TPHCM và tiếp nối với cao tốc Gia Nghĩa – Chơn Thành được hoàn thành, Bình Phước sẽ có thêm nhiều lợi thế trong việc đón đầu làn sóng đầu tư nội địa và quốc tế. Chuyên gia này nhấn mạnh: “Bình Phước có quỹ đất lớn và đất sạch, dễ dàng chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang công nghiệp để gia tăng giá trị. Bên cạnh đó, với phương châm ‘chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp’ và nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, Bình Phước sẽ là vùng đất giàu tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư phát triển kinh doanh cũng như lựa chọn để an cư”.

Ảnh: Đồng Trinh

Khiết Tâm

Để lại một bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.